spot_img

Fork là gì? Tìm hiểu về Hard Fork và Soft Fork

Ngày 1/8/2007, Bitcoin (cũ) chính thức được chia tách thành hai đồng tiền số riêng biệt: Bitcoin và Bitcoin Cash. Thời điểm phân chia này cũng chính là lúc thuật ngữ Fork chính thức xuất hiện.

Từ đó đến nay, thông tin về các đợt Fork của mỗi Blockchain luôn là chủ đề nóng trên các hội nhóm tiền mã hóa. Vậy bạn đã hiểu gì về khái niệm Fork? Có những hình thức phân nhánh nào? Khi nào viêc chia tách diễn ra? Hard Fork và Soft Fork có những điểm khác biệt gì? Hãy cùng BHub tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Fork là gì?

Trước hết, chúng ta cần nhắc lại về bản chất của Blockchain. Blockchain là một sổ cái phân tán khổng lồ lưu lại toàn bộ thông tin về các giao dịch mà tất cả các thành viên trong mạng lưới đều có thể truy xuất thông tin. Mỗi Blockchain cần một cơ chế đồng thuận phân tán để có thể xác nhận và ghi nhận giao dịch.

Thế nhưng, không phải lúc nào toàn mạng lưới cũng hoạt động trơn tru. Sẽ có những thời điểm các thành viên trong mạng lưới không thể đạt được sự đồng thuận trong việc xác thực giao dịch. Những thông tin sai lệch, những cuộc tấn công cũng dẫn đến việc hệ thống Blockchain bị phá hoại. Bên cạnh đó, nhu cầu về nâng cấp hệ thống để tăng tính bảo mật, tăng hiệu suất, giảm độ trễ, phí giao dịch, hay việc bổ sung các tính năng mới cũng là điều cấp thiết nhằm tăng sức cạnh tranh với mỗi Blockchain.

Những thay đổi này hoàn toàn có thể tác động đến toàn hệ thống. Blockchain ban đầu vẫn sẽ tiếp tục vận hành. Thế nhưng, một chuỗi khối mới lại xuất hiện với nền tảng giống với dự án cũ. Nhưng lúc này, chuỗi mới lại đi theo một con đường khác hoàn toàn so với chuỗi ban đầu. Tất cả các chuỗi đều hợp lệ và nhận được sự chấp thuận của một phần hệ thống. Điều này giống như việc chúng ta đi tới ngã ba đường và có thể chọn một trong hai hướng để tiếp tục, và nó được gọi là Fork (phân nhánh).

Các hình thức phân nhánh

Hiện tại, có 3 hình thức phân nhánh chủ yếu:

Phân nhánh tạm thời (Temporary Fork)

Chúng ta hãy trở lại với quy trình hoạt động của Blockchain. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai khối cùng thỏa điều kiện có thể đưa vào chuỗi lại xuất hiện cùng lúc? Hoàn toàn có trường hợp toàn mạng lưới chấp nhận cả hai khối. Khi đó, Blockchain sẽ tồn tại hai chuỗi riêng biệt với cùng độ dài. Hai chuỗi sẽ có một phần chung, còn hai khối khác biệt ở trên sẽ là “điểm phân nhánh” để tạo thành hai chuỗi hoàn toàn khác nhau.

Trên thực tế, việc phân tách này không thể được duy trì quá lâu. Theo cơ chế Proof of Work, các thành viên trong mạng lưới sẽ tự quyết định mình sẽ khai thác khối ở chuỗi nào. Cuối cùng, chuỗi được nhiều người lựa chọn khai thác nhất sẽ là chuỗi “đúng” và được duy trì. Chuỗi còn lại sẽ không còn được duy trì và trở thành chuỗi “chết”. Blockchain sẽ chính thức quay trở lại trạng thái ổn định ban đầu.

Việc phân tách này chỉ diễn ra tạm thời nên nó được gọi là Temporary Fork (Phân nhánh tạm thời). Ngoài ra, nó còn có tên khác là Accidental Fork (Phân nhánh tình cờ).

Phân nhánh cứng (Hard Fork)

Hard Fork là các bản cập nhật “không tương thích ngược” (backward-incompatible). Điều này xảy ra khi hệ thống hoặc các nút mạng muốn thay thế hoặc bổ sung các quy tắc, tính năng mới mà không có khả năng tương thích với phiên bản hiện tại.

Chúng ta có thể lý giải Hard Fork qua một ví dụ cơ bản về việc kết hôn. Ở thời phong kiến, bạn có thể thoải mái lấy nhiều vợ. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được quy định trong pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những quy tắc hôn nhân trên hoàn toàn xung đột với nhau và không thể áp dụng cùng lúc tại một nơi.

Các thành viên trong mạng lưới chỉ có thể giao tiếp với nhau ở cùng một phiên bản. Khi Hard Fork diễn ra, sẽ có hai trường hợp xảy ra với mạng lưới Blockchain. Trường hợp đầu tiên, Blockchain phiên bản mới sẽ thay thế hoàn toàn phiên bản cũ. Trong trường hợp còn lại, Blockchain sẽ tách ra thành hai mạng lưới riêng biệt. Một mạng lưới dành cho phiên bản cũ, còn một cho phiên bản mới.

Ethereum Classic (ETC) là một trong những Hard Fork tiêu biểu (Ảnh: BinanceResearch)
Hiện tại có hai hình thức Hard Fork:
  • Hard Fork có kế hoạch. Đây là một bản nâng cấp hệ thống được các nhà phát triển lên kế hoạch từ trước. Trường hợp này thường nhận được sự đồng thuận cao giữa các nhà phát triển dự án và cộng đồng. Điển hình là Bản cập nhật Bellatrix, một trong những sự thay đổi quan trọng nhất của Ethereum trước thềm The Merge.
  • Hard Fork cạnh tranh. Trường hợp này nảy sinh sau những bất đồng giữa các bên liên quan trong dự án. Họ có thể bao gồm nhà phát triển, người dùng hoặc người khai thác phần thưởng. Một nhóm người tin rằng những thay đổi lớn sẽ tạo ra một Blockchain mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với phiên bản hiện tại, trong khi một số khác khăng khăng từ chối. Hai bên tranh cãi kịch liệt cho đến khi Hard Fork xảy ra. Ethereum Classic chính là một Hard Fork cạnh tranh điển hình.

Phân nhánh mềm (Soft Fork)

Soft Fork là các bản cập nhật có tính tương thích ngược. Các thành viên sử dụng phiên bản mới hay cũ vẫn có thể giao tiếp với nhau. Những người dùng phiên bản cũ vẫn có thể đưa khối mới vào Blockchain như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mạng lưới bổ sung các quy tắc mới khiến cho các khối trên có thể gặp lỗi khi xác thực.

Một người gửi cho bạn một file được tạo bằng Word 2019. Tuy nhiên, máy của bạn chỉ cài sẵn Microsoft Office 2003. Bạn vẫn có thể đọc hoặc chỉnh sửa file một cách cơ bản do Office có chế độ tương thích ngược. Tuy nhiên, nếu trong file này có các phần như bảng biểu liên kết, macro, ảnh động (GIF), các ký tự đặc biệt,… máy của bạn sẽ có khả năng không thể xử lý các nội dung trên. Đó là một cách hiểu đơn giản của Soft Fork.

Một trường hợp tiêu biểu của Soft Fork là Segregated Witness (SegWit). SegWit xảy ra ngay sau cuộc phân tách Bitcoin/Bitcoin Cash. Theo tính toán, dữ liệu chữ ký có thể chiếm đến 65% kích thước khối. Bằng việc đẩy chữ ký ra khỏi khối, kích thước hiệu dụng của khối tăng từ 1MB lên đến 4MB. Ngoài việc tăng kích thước khối, SegWit còn giúp đẩy nhanh tốc độ và ngăn việc sửa đổi giao dịch.

Cách thức hoạt động của SegWit, một trong những Soft Fork tiêu biểu (Ảnh: BitPanda)

Tác động của Hard Fork và Soft Fork đến hệ thống

  • Bổ sung tính năng mới, nâng cao hiệu suất và tính bảo mật của Blockchain. Từ đó, dự án có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
  • Thay đổi các quy tắc cốt lõi trong giao thức. Điều này bao gồm tăng giảm kích thước khối, phần thưởng khai thác, giao thức đồng thuận, v.v.
  • Khắc phục các sự cố hệ thống và bảo mật.
  • Đảo ngược giao dịch. Một số giao dịch vi phạm nghiêm trọng quy tắc của hệ thống hoặc mang tính phá hoại. Nhờ có Fork, toàn mạng lưới có thể vô hiệu hóa các giao dịch này và đảo ngược Blockchain về trước thời điểm chúng diễn ra.

Theo dõi thông báo tin tức mới nhất tại BHub News

Tham gia trao đổi trực tiếp tại cộng đồng BHub Chat

Tất cả về Bhubs

Related Articles

PHẢN HỒI

Viết bình luận
Nhập tên của bạn

Stay Connected

0FansLike
6FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất